"Tôi là một trong những người học nghề (vì nhiều lý do mà tôi không theo hết đại học) và giờ may mắn đang làm ở vị trí quản lý,ănglươngkhủngchocôngnhânkỹthuậtthayvìcửnhâlăng mộ đá nhưng số này chắc không quá vài phần trăm. Tiếc là nếu tôi có bằng đại học thì giờ chắc chắn đã là phó giám đốc hay ít ra cũng là trưởng phòng".
Độc giả nickname quyducpmpctiếc nuối như trên về chuyện thăng tiến vì không có bằng đại học và cho rằng học đại học dù sao cũng có nhiều cơ hội hơn học nghề, sau thông tin đào tạo nhân lực của Việt Nam ngược xu hướng thế giới: "Cứ hơn hai người Việt học đại học thì chỉ một người học nghề, trong khi xu thế của thế giới là số người học nghề luôn gấp 2-5 lần người học đại học".
Tuy nhiên, độc giả Phạm Minhlà một giáo viên phổ thông phản biện: "Bạn đủ trình độ học đại học nhưng người không được học khác với người không có khả năng học đại học nhưng vẫn học.
Nước ta có tỷ lệ người học đại học thấp do lịch sử để lại, ví dụ thế hệ 5x, 6x nhiều người chỉ học hết cấp II. Nhưng muốn tăng tỷ lệ đại học phải tăng từ từ, không phải vì thiếu mà tuyển ồ ạt cả những người không có năng lực học đại học. Những người này ra trường làm kỹ sư, cử nhân không nổi mà làm nghề cũng chẳng xong.
Nói sơ qua, tôi là giáo viên THPT và biết tình hình học các môn khoa học tự nhiên ở bậc phổ thông bây giờ có vấn đề. Trước đây thế hệ tôi không ngại khó, ngại khổ học các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật còn bây giờ các em học sinh rất né ngành này".
Theo tính toán, cứ một người học đại học thì chỉ có 0,42 người tham gia giáo dục nghề nghiệp. Nhân lực của Việt Nam tập trung từ đại học trở lên với 10,9%, cao đẳng 3,7%, trung cấp 4,3% và sơ cấp 4,7%. Hệ quả, cơ cấu nhân lực bị chênh lệch giữa các trình độ đào tạo, gây thừa thiếu cục bộ.
Độc giả nickname tienguyen8118nói bằng đại học đang mất giá: "Khoảng hơn 20 năm về trước tấm bằng đại học rất danh giá, tỷ lệ 10 người thi thì chỉ một người đỗ đại học. Còn bây giờ với tỷ lệ đỗ cao, học xong ra không xin được việc làm thì lãng phí cho xã hội rất nhiều.
Ví dụ một công ty có 10.000 công nhân thì chỉ có 50 người là quản lý vậy thì học quản lý ra làm việc ở đâu? Chất lượng đầu vào một số trường đại học rất thấp như lấy 15 điểm cho 3 môn thi, tức là học trung bình yếu là đỗ đại học.
Ngày nay một số cha mẹ chỉ muốn cho con mình được học đại học mà không biết xã hội có cần không? Học nghề thì sau này thất nghiệp vẫn có nghề mà kiếm sống, còn học đại học ra biết làm gì. Hơn nữa chủ yếu các ngành tuyển sinh lại là quản lý và kinh tế còn các ngành kỹ thuật và chế tạo thì rất ít. Các trường đại học đi đào tạo ra giám đốc nhưng chẳng có công ty nào họ tuyển giám đốc cả".
Độc giả ABCnhận xét: "Thực tế đa số các trường đại học ở VN chỉ là trường dạy nghề, gắn mác 'đại học' cho sang thôi. Nhưng mà 'dạy nghề' cũng chưa chuẩn lắm nên mới phát sinh nhiều vấn đề như vậy. Doanh nghiệp tư nhân tuyển người biết làm chứ ai quan tâm gì 'dạy nghề' hay 'đại học'.
Nhưng thường người ta nghĩ 'đại học' sẽ được việc hơn, nên ai cũng phải ráng lấy cái bằng 'đại học' giắt lưng, sau có gì lúc cần còn dùng đến. Chừng nào đa số doanh nghiệp Việt Nam cả tư nhân lẫn nhà nước dám tuyển thật nhiều người không học đại học và chưa tốt nghiệp đại học, với mức lương khủng, thì lúc đó tự nhiên người ta sẽ ít học đại học lại".
Độc giả nguyễn hoàngliệt kê những phương pháp thay đổi tình trạng:
"- Việc kinh tế thừa nhân lực cũng do giáo dục từ bé, các môn khoa học tự nhiên thường được ít quan tâm hơn toán, văn, anh. Mà khoa học tự nhiên lại là khởi động cho nhiều nghề quan trọng của nhóm kỹ thuật.
- Quan niệm xã hội luôn cho rằng bằng đại học danh giá. Vì vậy với công nhân kỹ thuật lành nghề, tay nghề cao cũng được cấp bằng đại học qua một đợt xét tuyển chuyên môn nào đó.
- Tăng lương khủng cho nhóm công nhân kỹ thuật. Lương của họ phải cao hơn người học đại học ở một số ngành".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.